Kiến trúc
Khám phá 15+ mẫu nhà lá miền Tây đẹp bình dị, chi phí thấp
Những mẫu nhà lá miền Tây không chỉ thu hút bởi nét đẹp giản dị, mộc mạc mà còn thể hiện nét văn hóa của vùng đất sông nước Nam Bộ. Bởi vậy, dù rất nhiều kiểu dáng, thiết kế nhà mới được du nhập những thiết mẫu nhà lá vẫn được yêu thích đến tận ngày nay.
Nhà lá miền Tây là gì?
Thể hiện ngay từ tên gọi, nhà lá miền Tây là loại nhà được làm từ các loại lá lợp với nhau, khung nhà bằng tre, gỗ, nứa. Kết cấu nhà thường khá đơn giản, không có vách ngăn, bao gồm gian nhà chính và phần mái thiết kế dốc tạo khả năng thoát nước tốt.
Nhà lá xuất hiện từ khá lâu, trở thành đặc trưng trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Ở thời kỳ kinh tế chưa phát triển, mẫu nhà lá phổ biến trong đời sống những người lao động nghèo. Ngày nay, trước sự du nhập của các vật liệu xây dựng mới, nhà cửa tại vùng Bắc Bộ đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép, kiến trúc nhà lá phổ biến nhất tại khu vực miền Tây sông nước.
Nhà lá miền Tây được làm từ loại lá to như lá cọ, lá dừa, lá chuối… Mẫu nhà lá thể hiện đôi tay khéo léo, trí óc sáng tạo của người dân lao động, trở thành nét đẹp trong văn hóa Tây Nam Bộ. Do vậy, không chỉ được ứng dụng làm không gian nhà ở, mẫu nhà này còn được yêu thích tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng, địa điểm kinh doanh.
Có nên xây nhà lá miền Tây hay không
Để trả lời được câu hỏi có nên xây nhà lá miền Tây hay không, Nội thất Full AZ đánh giá dựa trên 2 yếu tố ưu và nhược điểm dưới đây.
Ưu điểm
So với các kiểu dáng nhà ở khác, mẫu nhà lá miền Tây sở hữu rất nhiều lợi thế riêng biệt.
Chi phí xây dựng thấp: Vật liệu làm nên nhà lá cực kỳ đơn giản, lại dễ kiếm, hình dáng nhà cơ bản, không cầu kỳ. Cho nên, tiết kiệm rất nhiều chi phí xây dựng cho người dân. Thậm chí, mẫu nhà này còn không cần tới móng nhà. Chỉ từ vài chục triệu đồng, bạn đã có thể sở hữu được mẫu nhà lá rộng rãi.
Không gian mát mẻ: Chủ yếu làm từ tre, nứa, lá nên mẫu nhà lá miền Tây có khả năng cách nhiệt cực tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu nắng nóng. Phần mái và tường càng dày thì ngôi nhà sẽ càng mát mẻ.
Chống ồn tốt: Khi gặp mưa lớn, phần mái lá có độ dốc lý tưởng giúp phân tán lực, thoát nước, đồng thời chống ồn rất tốt. So với các vật liệu cứng như mái tôn, mái ngói, mái lá chống ồn tốt hơn nhiều. Cho nên, đây cũng là lý do mà mẫu nhà này cực kỳ được ưa chuộng tại các khu resort, nghỉ dưỡng cao cấp.
Dễ dàng sửa chữa, cải tạo: Mẫu nhà lá miền Tây có kết cấu đơn giản, cho nên, khi muốn thay thế, sửa đổi hoặc nới rộng không gian cũng tương đối dễ dàng, thuận lợi. Không cần mất quá nhiều công sức hoặc yêu cầu cao về nhân công.
Tuổi thọ cao: Nếu thi công một cách kiên cố, tuổi thọ trung bình của ngôi nhà lá trên 10 năm. So với chi phí cần phải bỏ ra thì thời gian sử dụng rất ấn tượng.
Đa dạng công năng khác nhau: Không chỉ được dùng để ở, mẫu nhà lá miền Tây còn phổ biến trong các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, quán ăn, quán cafe… Đặc biệt trong các mô hình kinh doanh truyền thống, thiết kế theo phong cách bình dị, dân quê, mẫu nhà lá này lại càng được ưa chuộng.
Nhược điểm
Tuy nhiên, mẫu nhà lá miền Tây cũng có những nhược điểm nhất định:
- Không sử dụng được trong thời gian dài: Ưu điểm của các vật liệu tre, lá, nứa là giá trị thấp, dễ dàng tìm kiếm thì nhược điểm lớn nhất của chúng là độ bền không cao. Tuổi thọ trung bình của nhà lá thấp hơn nhiều so với nhà bê tông cốt thép.
- Tính di động không cao: Mẫu nhà lá truyền thống có nhiều khe hở nên khá lạnh vào mùa đông và khó lắp đặt điều hòa vào ngày hè.
Tuy nhiên, dù thế nào thì đây cũng là mẫu nhà đẹp, bình dị, đem lại hiệu quả cao, phù hợp cho gia đình có điều kiện kinh tế chưa dư giả.
Các dạng nhà lá miền Tây phổ biến
Dựa trên phong cách
Dựa trên phong cách thiết kế, người ta chia nhà lá miền Tây thành 2 dạng phổ biến sau:
Nhà lá miền Tây truyền thống: Mẫu nhà này được làm hoàn toàn bằng lá, tre, nứa từ mái nhà, cột nhà, cửa sổ, cửa ra vào đến tường nhà. Đây là kiểu dáng nguyên bản nhất, được lưu truyền từ xưa cho đến nay, điển hình là chòi lá, nhà lá trên sông, nhà lá sân vườn…
Nhà lá miền Tây hiện đại: Sự phá cách mới mẻ giúp tăng tuổi thọ, khả năng chịu lự của ngôi nhà. Tức là, phần mái nhà vẫn được làm từ lá truyền thống, tuy nhiên, phần tường và móng biến tấu với nhiều chất liệu khác nhau như bê tông cốt thép, gỗ tự nhiên hoặc phần cửa làm từ kính, sắt, thép, inox…
Dựa trên chất liệu
Dựa trên chất liệu, nhà lá miền Tây được chia thành 3 nhóm sau:
Nhà lá cọ: So với là dừa, lá cọ không dài bằng nhưng có kích thước rất lớn, tán tròn, rãnh sâu, chịu hạn tốt. Cho nên, chúng phù hợp nhất để lợp mái và làm vách. Lưu ý, nên chọn loại lá cọ dày, không bị rách quá nhiều, tán lá đều.
Nhà lá dừa: Loại lá được sử dụng phổ biến nhất, kích thước lớn, dài, phù hợp để che nắng, che mưa. Đây cũng là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ nên chi phí xây mẫu nhà lá miền Tây này rất thấp. Khi sử dụng lá dừa để lợp nhà, chú ý phơi thật khô, tấm lá đơn cách nhau tối thiểu 8cm, lá đôi 10cm,
Nhà lá cỏ tranh: Đặc điểm của cỏ tranh là dáng lá dài, dày 15 – 20mm, sinh trưởng mạnh mẽ ở vùng sông nước. Sau khi cỏ tranh phơi khô cực kỳ dẻo dai, chống chọi thời tiết tốt với độ bền lên tới vài chục năm. Do đó, người ta thường sử dụng cỏ tranh để lợp phần mái.
Những mẫu nhà lá miền Tây được yêu thích nhất hiện nay
Thiết kế nhà lá miền Tây dùng để ở
Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình, mẫu nhà lá miền Tây sẽ có diện tích từ vài chục cho tới hàng trăm mét. Với những người dân kinh tế còn khó khăn, thiết kế nhà lá vẫn rất phổ biến. Đối với một số mẫu nhà có diện tích lớn, người ta sẽ khéo léo phân chia phòng ngủ riêng với phòng khách. Còn những ngôi nhà nhỏ, phòng ngủ và phòng khách không có sự phân tách với nhau.
Xem thêm:
- Xem ngay 20+ mẫu nhà chòi sắt tứ giác, lục giác được yêu thích nhất hiện nay
Thiết kế nhà lá cho quán cafe, nhà hàng
Mang tới trải nghiệm vừa mới mẻ, vừa bình dị cho khách du lịch, những mẫu nhà lá miền Tây được nhiều quán cà phê, nhà hàng yêu thích. Không mất quá nhiều chi phí xây dựng nhưng hiệu quả lại cao, mẫu nhà này mở ra không gian dễ chịu, thoáng đãng nhưng cũng rất riêng tư, thân mật để thưởng thức bữa ăn, ly nước. Một số quán cafe, nhà hàng còn thiết kế nhà lá ngay trên sông nước.
Xem thêm:
- 66+ mẫu nhà tiền chế nông thôn đầy đủ tiện nghi, giá rẻ
Mẫu nhà lá miền Tây trong khu nghỉ dưỡng
Tại các khu sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, dấu ấn chân quen của văn hóa sông nước miền Tây còn được thể hiện thông qua kiến trúc công trình. Phần mái được làm bằng chất liệu lá quen thuộc kết hợp với khung xương nhà bằng bê tông cốt thép. Để không gian thêm phần thoáng đãng, lối thiết kế mở được đề cao, chất liệu kính trong suốt tận dụng làm vách ngăn và cửa ra vào.
Xem thêm:
- Điểm độc đáo trong nghệ thuật thiết kế nhà 3 gian miền Bắc
Thiết kế nhà lá miền Tây có sân vườn
Sẽ thật thiếu sót nếu như thiết kế nhà lá miền Tây không đưa yếu tố thiên nhiên kéo gần với cuộc sống. Trong đó, yếu tố sân vườn không thể bỏ qua. Mẫu sân vườn nhỏ với hoa cây đặc trưng như cây cau, cây mít, cây ổi tỏa bóng xum xuê râm mát. Bên cạnh đó, bạn có thể bố trí thêm tiểu cảnh ao chum, giếng nước đậm chất dân quê.
Xem thêm:
- 20+ Mẫu cổng nhà cấp 4 đẹp, thu hút ai nhìn cũng mê
Mẫu nhà lá miền Tây bên sông
Với hệ thống kênh mương dày đặc, cuộc sống của người miền Tây gắn liền với sông nước quanh năm bốn mùa. Họ không chỉ làm việc, di chuyển trên sông mà thậm chí còn lớp cả những mái lá ở đây. Mẫu nhà lá miền Tây bên sông thường không có móng, dựng bằng cọ khá cao, phần mái và thân nhà bằng cột chắc chắn. Ưu điểm nổi bật của ý tưởng nhà lá bên sông là sự thoáng đãng, dễ chịu và mát mẻ.
Xem thêm:
- 99+ mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn không thể bỏ lỡ
Bài viết trên của Nội thất Full AZ đã chia sẻ tới bạn những mẫu nhà lá miền Tây đẹp, được yêu thích nhất. Để tham khảo thêm các ý tưởng nhà ở độc đáo, vui lòng theo dõi các bài viết tiếp theo trên website của chúng tôi.
CÔNG TY NỘI THẤT FULL AZ
Hotline: 0961 530 190
Gmail: noithatfullazz@gmail.com
Website: https://noithatfullaz.com/
Địa chỉ: 148 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội