Phong thủy
Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Cách bố trí đón tài lộc
Trong văn hóa của người Việt Nam, bàn thờ Thần Tài là không gian thờ cúng thiêng liêng mang đến cho gia chủ nhiều tài lộc, may mắn. Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Nên bố trí như thế nào cho chuẩn phong thủy? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Nội thất Full AZ.
Tín ngưỡng thờ Thần Tài hiện nay
Dễ dàng nhận thấy, việc thờ cúng Thần Tài xuất hiện ở khắp mọi nơi trong đời sống hiện nay, từ đình, chùa, miếu, mạo đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ bàn thờ Thần Tài gồm những gì, xuất phát từ đầu. Tín ngưỡng thờ thần Tài là thờ 2 vị thần – thần Tài và ông Địa được bố trí song song và đặt sát đất.
Thần Tài là Thổ Địa Công hoặc là Phúc Đức Chánh Thần trong văn hóa người Hoa. Còn ông Địa chính là vị thần cai quản vùng đất mà gia chủ đang ở. Người ta quan niệm rằng, thờ thần Tài mang đến phúc lộc, ấm no, mua may bán đắt cho công việc kinh doanh luôn thuận buồm xuôi gió. Còn ông Địa cai quản đất đai, tránh khỏi sự quấy nhiễu, phá hoại của tà ma. Chính vì vậy, ngay cả khi nền kinh tế hội nhập tiếp nhận nhiều nền văn hóa mới, tín ngưỡng tốt đẹp này vẫn được lưu giữ.
Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?
Nhiều gia chủ băn khoăn không biết bàn thờ Thần Tài gồm những gì? và nên bắt đầu sắp xếp từ đâu. Mời theo dõi giải đáp chi tiết dưới đây.
Bài vị Thần Tài
Cũng giống như bàn thờ gia tiên của chúng ta, bài vị Thần Tài không chỉ có tác dụng trang trí đẹp mắt mà còn thể hiện uy quyền, ý nghĩa phong thủy của các vị thần được thờ cúng. 5 dòng chữ Hán trên bàn thờ Thần Tài thể hiện địa vị, danh xưng và những lời ca ngợi đến các vị thần. Qua đó hiện lòng tôn kính với thần linh và gửi gắm mong ước, phước lộc cho người thờ phụng.
Tượng thần Tài và ông Địa
Cặp tượng thần Tài và ông Địa là những vị thần quen thuộc trong hệ thống thần bảo gia – thần bảo hộ của gia đình. Thần Tài có dáng vẻ hiền từ, nét mặt vui cười, tay cầm vàng bạc đại diện cho tài lộc thịnh phát. Ông Địa hiện lên là vị thần bệ vệ, bụng phệ tượng trưng cho sự hòa thuận, hạnh phúc trong gia đình. Thờ song hành thần Tài và ông Địa thể hiện mong muốn công việc hanh thông, nhà cửa yên ấm.
Bát hương
Hương khói là sợi dây kết nối tâm linh mạnh mẽ. Do vậy, đây cũng là vật phẩm không thể thiếu trong danh sách bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Bát hương trên bàn thờ Thần Tài thường được làm bằng gốm sứ vẽ hoặc đắp nổi cặp song long chầu nguyệt với ngụ ý cân bằng âm dương, nhận được tinh hoa hội tụ của đất trời cho mọi chuyện luôn suôn sẻ. Việc bày trí bát nhang trên bàn thờ Thần Tài cẩn phải cẩn thận và coi trọng giống như không gian thờ cúng gia tiên.
Hũ muối, hũ gạo
Gạo và muối là thực phẩm thiết yếu hàng ngày. Theo quan niệm dân gian, trong nhà có gạo, có muối để ăn quanh năm tức là no đủ. Khi trở thành vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần Tài, hũ gạo, hũ muối không chỉ đại diện cho những mong cầu về cuộc sống sung túc, bình an. Hơn thế nữa, đó còn là biểu tượng cho sự đoàn kết, gắn bó của gia đình.
“Hạt gạo là hạt vàng”. Ở một đất nước truyền thống nông nghiệp Việt Nam, một hũ gạo đầy đặt ngay ngắn trên bàn thờ chính là cách bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bậc thần linh. Kết hợp với muối là đại diện cho sự mạnh mẽ, ý chí trong sạch có thể áp chế các vận khí xấu, những điều không may.
Lọ hoa
Trước câu hỏi bàn thờ Thần Tài gồm những gì thì lọ hoa là vật phẩm thờ cúng không thể thiếu. Chế tác từ chất liệu gốm nung lại được đắp nổi thêm các họa tiết biểu tượng cho sự phồn thịnh, quý phái như hoa mẫu đơn, hoa cúc, hoa đồng tiền, lọ hoa mang tới sự trang nghiêm, thanh tịnh cho không gian thờ cúng.
Mâm bồng
Mâm bồng hay còn gọi là mâm quả. Tùy vào kích thước của bàn thờ, bạn có thể lựa chọn mẫu mâm bồng đế thấp hoặc để cao. Kích thước mâm bồng phổ biến là: 25cm, 30cm, 35cm, 40cm, 50cm… được vẽ, đắp nổi tinh tế với họa tiết song long chầu nguyệt, cá chép vọng nguyệt, hoa sen…
Khay 5 chén nước
Trên bàn thờ thần tài, khay 5 chén nước được sắp xếp theo hình chữ Nhất, mang đại diện cho hành Ngũ. Ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương), ngũ hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ), Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Chí, Tín). Nước trong chén phải là nước tinh khiết, được thay thường xuyên mỗi ngày.
Thiềm thừ
Thiềm thừ hay còn gọi là cóc ba chân, hai chân trước đạp lên tiền cổ, miệng ngậm một đồng xu. Thiềm thừ trong truyền thuyết được mô tả là linh vật “miệng phun ra của cải vàng bạc”. Do vậy, người ta tin rằng, đặt thiềm thừ trên bàn thờ thần tài mang đến nhiều vàng bạc, của cải giúp gia chủ trở nên sung túc, giàu có.
Cách bố trí bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy
Bàn thờ Thần Tài gồm rất nhiều vật phẩm thờ cúng thiêng liêng. Để tránh mạo phạm thần linh cũng như chiêu tài, đón lộc, các chi tiết phải được bố trí chuẩn phong thủy. Cụ thể như sau.
Vị trí đặt bàn thờ
Đặt vị trí bàn thờ Thần Tài theo thuyết ngũ hành:
- Đặt ở cung Thiên Lộc (hướng Đông Nam): Thiên là trời, thiên lộc tức là phúc lộc từ trời cao ban xuống.
- Đặt ở cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc): Quý Nhân tức là người tốt, công việc làm ăn của gia chủ luôn gặp được người giúp đỡ hoặc thần linh che chở, ban phúc lành
Đặt theo hướng của gia chủ:
- Gia chủ nam thuộc Đông tứ mệnh: đặt bàn thờ hướng Đông, Bắc, Nam, Đông Nam.
- Gia chủ nam thuộc Tây tứ mệnh: đặt bàn thờ hướng Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc.
- Gia chủ nữ Đông tứ mệnh: đặt bàn thờ hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây, Tây Nam.
- Gia chủ nữ Tây tứ mệnh: đặt bàn thờ hướng Đông, Đông Nam, Nam.
Đặt bàn thờ hướng đón lộc:
- Hướng sinh khí (hướng Nam): phát tài, phát lộc, gia đình hạnh phúc
- Hướng diên niên (hướng Đông Nam): phúc – lộc – thọ cân bằng, công danh thăng tiến
Sắp xếp trong bàn thờ
Việc sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trong bàn thờ thần tài như sau:
- Phía trong cùng đặt bài vị thần tài
- Tượng thần Tài và ông Địa đặt song song nhau trước bài vị
- Đặt bát hương tại trung tâm bàn thờ thần tài, mặt song long chầu nguyệt hướng ra ngoài, tuyệt đối không được xê dịch bát hương
- Trước bát hương đặt khay 5 chén nước, sau đó đến mâm bồng bày quả
- Đặt lọ hoa bên hông bàn thờ, nếu lọ hoa quá to có thể đặt dưới đất
- Thiềm thừ đặt ngang hàng với chén nước, hướng ra phía cửa
Lưu ý khi bố trí bàn thờ Thần Tài
Ngoài việc lưu ý bàn thờ Thần Tài gồm những gì, việc bố trí bàn thờ cần quan tâm những điều sau:
- Lau chùi kỹ càng bát nhang, tượng Thần Tài trước khi thờ cúng
- Chọn tượng Thần Tài chắc chắn, không sứt mẻ
- Lau chùi bàn thờ thần tài thường xuyên, đảm bảo sự sạch sẽ, trang nghiêm
- Thắp nhang liên tục, thay nước trong 100 ngày đầu tiên
- Bố trí mặt tiền bàn thờ Thần Tài thoáng đãng, rộng rãi
- Không thắp hương chôm chỉa, chen chúc chân hương chồng lên nhau
- Đặt bàn thờ Thần Tài dưới đất, nơi có nhiều ánh sáng
- Không đặt bàn thờ đối diện gương
- Không thờ Thần Tài chung với Quan Âm Bồ Tát
- Ưu tiên sử dụng đồ cúng bằng gốm sứ, lau sạch bằng rượu trước khi thờ cúng
Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên của Nội thất Full AZ, bạn đã giải đáp được câu hỏi bàn thờ Thần Tài gồm những gì?. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên website của chúng tôi để cập nhật kiến thức nội thất, kiến trúc, phong thủy chính xác nhất.
CÔNG TY NỘI THẤT FULL AZ
Hotline: 0961 530 190
Gmail: noithatfullazz@gmail.com
Website: https://noithatfullaz.com/
Địa chỉ: 148 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội